Các giai đoạn vàng trong sự phát triển của trẻ dưới 1 tuổi là gì? Bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ giúp bạn tìm ra lời giải đáp tốt nhất.
Tại sao cần giáo dục sớm cho trẻ dưới 1 tuổi?
Việc giáo dục sớm cho trẻ rất phổ biến hiện nay. Vậy giáo dục sớm cho trẻ có cần thiết không? Dưới đây là những lý do mà việc giáo dục sớm cho trẻ dưới 1 tuổi lại được nhiều bậc phụ huynh ủng hộ như vậy:
- Trong những tháng đầu đời, nhu cầu khám phá và quan sát của bé sẽ tăng cao và thường tiếp thu mọi thứ từ môi trường xung quanh mà không có chọn lọc. Vì vậy, giáo dục sớm trong giai đoạn rất quan trọng, là cơ sở để định hình tính cách và năng khiếu của trẻ sau này.
- Nhiều nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng trẻ em trong giai đoạn sau sinh từ 1 đến 3 năm có khả năng phát triển kỹ năng cao nên cần có phương pháp giáo dục đặc biệt.
- 3 năm đầu đời là khoảng thời gian não phải của trẻ phát triển nhất. Trí tuệ, tính cách, cảm xúc của bé sẽ được hình hình trong giai đoạn này nên bố mẹ cần quan tâm và giáo dục sớm để bé ngoan ngoãn và phát triển toàn diện hơn.
- Những gì bé học được trong giai đoạn này sẽ lưu lại rất lâu. Nên bố mẹ cần định hướng phát triển đúng cách cho trẻ để tránh bé tiếp cận những thông tin sai lệch.
- Chỉ số IQ và EQ sẽ tăng cao gấp 1,38 lần so với những đứa trẻ bình thường nếu được áp dụng phương pháp giáo dục sớm.
Các giai đoạn áp dụng phương pháp giáo dục sớm cho trẻ dưới 1 tuổi
Trong giai đoạn sơ sinh, cha mẹ luôn lo lắng đến sự phát triển toàn diện của bé. Dù mỗi trẻ có mốc phát triển riêng nhưng sẽ luôn đi theo một quỹ đạo, các bậc cha mẹ chỉ cần nắm rõ điều này thì việc giáo dục con sẽ dễ dàng hơn rất nhiều.
Bé sơ sinh đến khi bé 3 tháng tuổi
Giai đoạn 0 – 3 tháng là lúc cơ thể của bé đang dần thích nghi với thế giới bên ngoài. Bố mẹ có thể chú ý đến các hoạt động của trẻ như:
- Việc bé cười tức là bé đang trò chuyện với ba mẹ, thể hiện sự nhạy cảm với tiếng nói xung quanh.
- Nếu thấy trẻ cố gắng nâng ngực hoặc nâng đầu, tức là hệ cơ và xương của bé đã cứng cáp hơn.
- Hành động theo dõi hoạt động của mọi người thông qua ánh mắt sẽ giảm dần theo thời gian bé lớn lên.
- Một số hành động như cầm, nắm, với tay để lấy các đồ vật cho thấy trẻ đang khám phá thế giới.
Giai đoạn này cha mẹ nên giao tiếp với trẻ nhiều hơn bằng cách kể cho bé nghe về những đồ vật, con vật xung quanh, hát ru cho bé ngủ. Ngoài ra, cha mẹ có thể kích thích khứu giác, giúp bé phân biệt mùi hương của bé bằng việc cho bé ngửi mùi thơm như hương hoa, hương tự nhiên.
Giai đoạn bé 4 tháng đến 6 tháng tuổi
Ở giai đoạn 4 tháng đến 6 tháng tuổi, bé đã có sự phát triển rõ rệt so với giai đoạn trước đó, vì vậy cha mẹ đừng bỏ qua những thay đổi dù chỉ là rất nhỏ của con.
Sau khoảng thời gian làm quen với môi trường hiện tại, các bé bắt đầu tiếp cận và làm những điều mình muốn. Lúc này bé sẽ có những hành động như trườn, di chuyển đến vị trí mong muốn hoặc chủ động đưa tay với tới những đồ vật mà bé hứng thú.
Khoảng thời gian này bé có thể tự phát ra âm thanh và tiếng cười rõ hơn trước. Bé đã có thể tiếp xúc với môi trường bên ngoài nên cha mẹ hãy bế hoặc đặt trong xe đẩy, cùng bé dạo phố. Trong quá trình này, bé sẽ được làm quen với môi trường và được lắng nghe âm thanh của tự nhiên.
Giai đoạn trẻ 7 tháng đến 9 tháng tuổi
Trong giai đoạn này, bé sẽ di chuyển, leo trèo, khám phá và hoạt động nhiều hơn. Ba mẹ hãy chú ý quan sát, cùng tham gia và tận hưởng khoảng thời gian này với trẻ.
Lúc này, bé bắt đầu bò bằng tay và đầu gối, một số bé có thể bỏ qua giai đoạn bò mà chuyển trực tiếp từ trườn sang đi. Bố mẹ có thể không hỗ trợ, chọn cách ngồi bên cạnh động viên và khích lệ để bé có thể tự tinh hoạt động bản thân mình.
Giai đoạn này bé cũng đã biết đáp lại và phản ứng bằng cách dừng lại và nhìn bạn với những từ quen thuộc như tên của bé. Ngoài ra, một số trẻ biết nói sớm cũng đã bắt đầu bập bẹ được những từ đơn giản, gần gũi như ba, bà… Để phát triển ngôn ngữ, cha mẹ hãy thường xuyên nói chuyện với bé, đây là thời điểm rất quan trọng nên cha mẹ hãy cùng con giao tiếp để bé có thể phát triển toàn diện hơn.
Giai đoạn trẻ 10 tháng đến 12 tháng tuổi
Giai đoạn cuối cùng trong năm thứ nhất của bé là mốc thời gian đánh dấu sự chuyển biến rõ rệt nhất mà bố mẹ không thể bỏ lỡ, điển hình như:
- Kỹ năng cầm nắm đồ vật của bé đã thành thạo và khéo léo hơn, bé đã có thể tự ăn bằng muỗng.
- Bé đã tập nói được một, hai từ đơn giản, nhưng điều này có thể khác biệt với từng bé, phụ thuộc vào sự phát triển mỗi bé.
- Bé cũng bắt đầu biết nhìn và làm theo hành động của cha mẹ hoặc mọi người xung quanh.
Đây cũng là thời điểm vô cùng quan trọng để cha mẹ đồng hành cùng con ở những bước chân đầu tiên. Cha mẹ hãy tập cho con đi bằng chân trần để phát triển xúc giác ở chân, tăng khả năng miễn dịch. Nếu bé có bị ngã, thay vì chạy đến nâng đỡ hay đổ lỗi cho sàn nhà khi con té, cha mẹ cần phải dạy con tự đứng dậy.
Việc giáo dục sớm cho trẻ dưới 1 tuổi đòi hỏi rất nhiều thời gian, công sức và sự cố gắng của cha mẹ. Cha mẹ hãy công nhận những nỗ lực của con, trở thành người bạn đồng hành giúp con học hỏi, khám phá thế giới trong những năm tháng đầu đời.